Hai kẻ liều lĩnh lãng mạn: Câu chuyện hai chị em Bình Thuận

09/12/2019 3951 lượt xem
Trang chủ Hoạt động Poshanu

“Vùng này sớm muộn gì cũng sẽ trở thành một khu du lịch có tiếng”. Đứng trên một bãi đất gần biển ở Mũi né, Minh Tâm vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra chung quanh.

Mũi né lúc ấy hãy còn hoang sơ lắm, đường đi lên đó chỉ lát đá và đất nện, mỗi khi mưa xuống lại thêm xói mòn, khiến cho việc đi lại càng thêm khó khăn. Bãi đất nơi họ đang đứng hướng về một trong những bãi biển đẹp nhất Mũi né. Biển sóng nhẹ, không một bóng người ra tắm biển, tắm nắng, nếu không có một số dân chài đang gỡ lưới gần đó thì người ta có thể có cảm giác như đang ở một bãi tắm riêng tư của một tỷ phú. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nơi đây hầu như không có, các điểm kinh doanh dọc bờ biển chỉ lèo tèo một vài quán cóc ọp ẹp dành cho khách lỡ đường. Bất kỳ ai ở đây lúc ấy có lẽ sẽ phì cười khi nghe lời tiên tri trên của Minh Tâm.

Minh Tâm quyết định đầu tư vào miền đất quê mình, và khuyến khích người em gần gũi nhất là Mỹ Dzung cùng tham gia. Hành trang của hai kẻ liều lĩnh ấy chẳng có gì ngoài một chút vốn liếng nhỏ nhoi và tấm lòng yêu quê hương tha thiết. “Thôi thì nghề dạy nghề, biết đâu mình có chút gien của ba bên địa ốc và xây dựng.” Cha của họ ngày xưa là một chủ thầu xây dựng giỏi giang một thời ở Sài gòn, tuy nhiên, Minh Tâm khởi nghiệp và thành danh ở nghề thủ công mỹ nghệ và Mỹ Dzung dẫu từng là chủ nhà hàng, vẫn chưa biết gì về kinh doanh du lịch.

Ở buổi đầu sơ khai cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 ấy, chút vốn liếng chung tay của họ đủ mua được một vài lô đất ven biển mà người dân Mũi né đang dùng để trồng dừa, và họ là một trong những nhà đầu tư đầu tiên hướng về Mũi né. Gần như cùng lúc, các nhà đầu tư khác cũng đã nhận ra tiềm năng của vùng đất này và thúc đẩy phát triển về du lịch tại đây. Các resort, khách sạn nối tiếp nhau mọc lên, với đủ mọi phong cách khiến trong một thời gian không dài, Mũi né trở thành một trong những trung tâm có các Resort đa dạng nhất. Trong khi đó, giấc mơ của hai chị em vẫn trong quá trình xây dựng. Từ phong cách đến từng điểm nhấn nhỏ trong xây dựng và thiết kế sân vườn đã được họ trau chuốt tỉ mỉ như những nét chấm phá trên một bức tranh tuyệt tác. 
Song song với Seahorse, hai chị em “thừa thắng xông lên” với một khu resort thứ hai mà dù tầm vóc có phần nhỏ hơn, vẫn không kém phần độc đáo. Poshanu Boutique Resort nằm xuôi trên lưng một vùng đất thoai thoải xuống bờ biển. Với triền dốc và bãi biển ban đầu lởm chởm những đá, đây là một bài toán hóc búa đối với bất cứ một nhà thiết kế hoặc kiến trúc sư nào, nhưng dù đã lớn tuổi hơn một ít, họ vẫn là hai kẻ liều lĩnh lãng mạn của năm xưa. Sau khi nhận định được sở trường của mình trong việc xây dựng và hoàn 

thiện Minh Tâm phát hiện ra tài năng mới trong xây dựng mà chị chưa hề biết mình có, “đúng là gien của ba để lại”, chị thường nói. Và Mỹ Dzung thể hiện sở trường vững vàng của mình trong thiết kế nội thất và chỉ đạo nhà hàng. Kiệt tác đầu tiên của họ là resort nổi tiếng ở đẳng cấp cũng như phong cách: Seahorse Resort and Spa. Không nề hà một khó khăn nào dù lớn dù nhỏ, Minh Tâm đã đích thân lặn lội tìm tòi để mua lại những cột nhà cổ,
những viên ngói cũ kỹ rêu phong để tạo nên nét mộc mạc nhưng độc đáo và sang trọng cho tác phẩm xây dựng đầu tay của mình; Mỹ Dzung thiết kế nên phần nội thất ấm cúng và trang nhã để Seahorse liên tục chứng minh được đẳng cấp của mình trong một môi trường cạnh tranh không kém phần khốc liệt.

Seahorse, hai chị em đồng ý “Chị xây dựng, em nội thất” với “công trình thế kỷ” này.

Minh Tâm gọi đùa Poshanu Boutique Resort là “Công trình thế kỷ” bởi có vẻ như đó là thời gian mà họ đã dành để hoàn tất khu Resort này. Trong khi Seahorse là giấc mơ của hai chị em thành hiện thực thì Poshanu là một tác phẩm của đam mê. Trong vai trò của một nghệ sĩ sáng tác, Minh Tâm thường lùi lại chiêm ngưỡng và từng bước tô điểm cho tác phẩm của mình trở nên đẹp và hoàn hảo hơn. Những tâm huyết đã dành cho Seahorse chị cũng dành cho Poshanu, như một người mẹ tỉ mỉ chăm lo cho đứa con thứ hai của mình khi đứa đầu đã khôn lớn nên người. Vùng đất thoai thoải được chị thiết kế thành con đường uốn lượn nên thơ trong một khu vườn ấm áp; các cụm Bungalow là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Chămpa và thiết kế sang trọng của những toà lâu đài miền nam nước Pháp. Sự đam mê và sự trau chuốt, tỉ mỉ của Minh Tâm không hề mai một với tuổi tác khi chị lại đi săn lùng những viên gạch cháy, gian nhà cổ và ngói xưa cho tác phẩm thứ hai của mình. Chị cũng đi tìm những nghệ nhân Champa cổ truyền để nhờ họ tô điểm cho Poshanu với những bức phù điêu văn hoá Chămpa bình dị, đáng yêu. Bãi biển cũng được cải thiện với một bờ kè thiết kế công phu để trở thành một trong những bãi biển êm dịu và sạch nhất khu vực.

Tiếc thay, Mỹ Dzung bắt tay vào hoàn thiện phần nội thất mà không có chị mình bên cạnh.

Minh Tâm đã không còn ở đây để nhìn thấy đứa con thứ hai và tâm huyết một đời của mình được trưởng thành. Một mình trên công trường chị em cùng nhau gầy dựng, Mỹ Dzung vẫn tràn ngập sự hăng say, chị đã thổi thêm tâm hồn nghệ sĩ và sự dịu dàng vào nội thất trang nhã và sang trọng của Poshanu.Mỗi lần đưa ra một quyết định hoặc một ý tưởng mới, chị lại như muốn quay sang bên cạnh và tâm đắc “chị thấy em làm vậy được chứ” và biết chắc chắn ở nơi nào đó, Minh Tâm đang mỉm nụ cười hiền lành mà gật đầu.

Hãy nhìn lại Mũi né ngày nay. Con đường vất vả năm xưa nơi hai chị em lặn lội

ngược xuôi trên chiếc xe máy cà tàng nay đã là con đường cái lớn đưa đón một lượng du khách khổng lồ đến các resort lớn nhỏ. Mũi né đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng Đông Nam Á nhưng đối với hai chị em Minh Tâm và Mỹ Dzung, nơi đây đơn giản là quê hương, quê hương của Seahorse và Poshanu, và quê hương của họ, hai kẻ liều lĩnh lãng mạn đã làm nên kỳ tích từ hai bàn tay trắng.

Top