Trường Dục Thanh – Di tích trường học nơi Bác Hồ từng dạy học

17/12/2019 8430 lượt xem
Trang chủ Cẩm nang du lịch

Trường Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên), thuộc làng Thành Đức, nay là số 39 đường Trưng Nhị, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.

Đây cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây và dạy học năm 1910 trước lúc Người vào Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.

Điều đáng nói là nơi đây không chỉ có lòng ái quốc, mà phương pháp giáo dục lẫn nội dung giảng dạy nơi trường học này được cho là tiến bộ nhất Bình Thuận một thời.

Ngày nay, khu di tích Dục Thanh – Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận đã trở thành một trung tâm nghiên cứu, tuyên truyền về Hồ Chí Minh, giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng đối với thế hệ trẻ của địa phương cũng như cả nước.

BÊN TRONG TRƯỜNG DỤC THANH CÓ GÌ?

Trường Dục Thanh là một cơ sở của Công ty Liên Thành – một tổ chức yêu nước nổi tiếng được thành lập đầu thế kỷ 20.

Khu di tích trường Dục Thanh gồm có các công trình chính:

  • Gian nhà lớn: những bộ bàn ghế gỗ ngăn nắp phía trước là nơi diễn ra hoạt động dạy học của thầy trò trường Dục Thanh.
  • Nhà Ngư: nằm bên phải gian nhà chính được xây dựng năm 1906. Từ năm 1908 trở đi, được dùng làm nơi nội trú của học sinh. Ở dãy phía sau, là ngôi nhà được xây dựng vào năm 1880 của cụ Nguyễn Thông (Nơi mà cụ Nguyễn Thông ngâm thơ, bình văn và luận bàn công việc với các sĩ phu yêu nước).

Đến với khu di tích Dục Thanh – Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Bình Thuận chúng ta như trở về với những giá trị truyền thống của ông cha, những đồ dùng sinh hoạt bằng gỗ được trạm trổ như tràng kỷ, tủ chè…. Ngày nay, ngôi nhà được tu bổ lại nên hiện vật bên trong bị xáo trộn và thay đổi khá nhiều.

Trường Dục Thanh không chỉ đơn giản là một trường học mang lại chữ nghĩa cho bao học sinh, nơi đây còn được xem như cái nôi về tinh thần hiếu học và tình yêu quê hương đất nước rất sâu sắc của người dân Bình Thuận.

Nguồn: Sưu tầm

Top