Dinh Vạn Thủy Tú - Điểm dừng chân thú vị khi ghé vùng đất Phan Thiết Bình Thuận

18/12/2019 7114 lượt xem
Trang chủ Cẩm nang du lịch

Vị trí địa lý của Dinh Vạn Thủy Tú

Thông thường, các Dinh Vạn sẽ được xây cất ở ven biển sát các làng chài. Dinh Vạn Thủy Tú được ngư dân xây vào thời điểm năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ thần cá voi hay còn được gọi là Cá Ông. Đến với Phan Thiết, Bình Thuận du khách có thể chiêm bái rất nhiều đền thờ dạng dinh vạn này. Các dinh vạn được người dân lập lên nhằm mục đích cầu sự bình an, sóng yên biển lặng và ra khơi thu được nhiều tôm cá.

Cho đến hiện tại, Vạn Thủy Tú là một trong những vạn cổ kính bậc nhất của nghề biển tại Bình Thuận, dinh tọa lạc tại đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP.Phan Thiết.

Dinh Vạn Thủy Tú được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia

Đến với Dinh Vạn Thủy Tú, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc vô cùng độc đáo của vạn cổ xưa này. Đền thờ chính điện, nhà Tiền Hiền, Võ Ca được sắp xếp theo hình chữ Tam quay mặt về hướng Đông. Thời điểm ban đầu, khi vừa mới xây xong, cửa vãn được kề sát biển, nhưng cho đến nay bờ biển đã cách xa cửa khoảng 100m. Bên trong vạn vẫn còn lưu giữ lại rất nhiều di sản Hán – Nôm, với hoành phi, câu đối được tạc trên đại hồng chung.

Trung tâm của chính diện đặt thờ Thần Nam Hải. Bên tả là nơi để khám thờ Ông Thủy (ông tổ nghề biển), phần bên hữu bày biện để thờ Bà Thủy. Phía sau Chánh điện là vị trí của nhà Tiền Vãng, nơi này thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền, trong đó có những người từng mang nhiều công trạng trong thời gian xây dựng làng và lập nên vạn

Chình điện Dinh Vạn Thủy Tú

Phía trước nhà Võ Ca là nơi thường xuyên tổ chức hát bội trong những dịp vạn tổ chức hội.

Bên trong khuôn viên của Vạn Thủy Tú có đất rộng, trước đây là để mai táng cá ông khi  vào bờ. Theo văn hóa nơi đây, phải chờ đến sau 3 năm khi mang táng thì xương cốt mới được nhập tẩm. Người dân sẽ lấy Ông cá đầu tiên để làm trưởng, với nhiệm vụ an táng chu đáo để sau 3 năm làm lễ mãn tang thờ phụng. Người đến tham quan dễ dàng cảm nhận được tín ngưỡng thờ phụng Cá Ông ở đây không hề khác biệt gì so với phong tục thờ phụng con người.

Khi vào thăm viếng dinh vạn,, khách du lịch sẽ được chiêm bái gần 100 bộ xương cá voi với nhiều kích thước, chủng loại khác nhau. Có những bộ xương mang niên đại 100-150 năm được người dân lưu giữ, thờ cúng hết sức tôn nghiêm.

Vào năm 1996, Dinh Vạn Thủy Tú được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Lễ hội văn hóa đậm đà bản sắc của người dân miền biển

Cứ vào dịp tháng 2 và tháng 8 âm lịch hàng năm, người dân Phan Thiết, Bình Thuận lại tổ chức lễ tế xuân và tế thu tại Vạn Thủy Tú. Ngoài ra, vạn còn có những kỳ tế lễ quan trọng trong năm như: Lễ Tế Xuân (ngày 20 tháng 2 âm lịch) Lễ Hạ Nghệ ( ngày 20 tháng 4 âm lịch để cầu cho mưa thuận gió hòa) Lễ Tế Thu ( ngày 20 tháng 7 âm lịch để cúng của chèo dọc) Lễ Mãn Mùa ( ngày 25 tháng 8 âm lịch). Đối với từng lễ, người dân nơi đây đều tổ chức trang trọng, diễn xướng, hát bội và trao đổi công việc làm ăn. Ngoài ra, giữa các vạn còn tổ chức lễ đua ghe rất sôi nổi.

Khách du lịch khi đến với Dinh Vạn Thủy Tú sẽ được chiêm bái và thưởng thức những lễ hội gắn liền với lịch sử hình thành cua TP.Phan Thiết tỉnh Bình Thuận. Tầng lớp ngư dân nơi đây được xem là người khai phá xây dựng nên vùng biển “trên bến dưới thuyền”, phát triển ngành nghề chài lưới, đánh bắt hải sản. Nơi đây còn nổi tiếng với nghề chế biến nước mắm truyền thống thơm nức vùng.

Vẻ đẹp khó bỏ qua từ của ngôi đình có kiến trúc lâu đời

Cho đến hiện tại, dinh vạn ở làng Thủy Tú được xem là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất của Bình Thuận, trong vạn có vô số những di sản văn hóa liên quan đến nghề biển được người dân nơi đây thờ phụng. Vẻ đẹp tâm linh hấp dẫn khách du lịch với vẻ đẹp trầm mặc và bí ẩn với niên đại gần 236 năm. Khác biệt lớn nhất của các ngôi đình thờ ở Vạn Thủy Tú là những bộ xương cá voi với niên đại cổ xưa, bộ xương lớn nhất và lâu nhất đã được lưu giữ gần 200 năm.

Bộ xương cá voi tại Dinh Vn Thủy Tú

Tại đình, chữ Hán cổ được khắc chạm sắc nét ghi lại thời điểm niên đại trên chuông đồng “Tự Đức nhị thập ngũ niên, xuân Quý Giao dáng, Thuy Tú Vạn, Bổng vạn đồng kí”. Dịch nghĩa: “Chuông này  được đúc vào năm Tự Đức thứ 25 (Nhâm Thân 1872). Tính cho đến thời điểm hiện tại là 146 năm. Ở Vạn Thủy Tú còn lưu lại 24 điều sắc thần của các vị vua đã qua đời. Những bức điều sắc này được làm bằng giấy, với niên đại lên đến hơn 150 năm tuổi.

Xét về kiến trúc tổng thể, Dinh Vạn Thủy Tú mang lối kiến trúc Tứ Trụ, hệ thống các bộ vì kèo, rường cột, các gian đều được thiết kế tứ trụ bằng các loại gỗ quý, trau chuốt rất công phu, tỉ mỉ. Đến nay kiến trúc nơi đây vẫn được giữ được vẻ đẹp sơ khai.

Nguồn: Sưu tầm

Top